Phân biệt KOC và KOL? Đối tượng nào được các nhãn hàng yêu thích

Chắc chắn bạn đã từng nghe về KOL và KOC nhiều lần trong lĩnh vực Marketing. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của hai khái niệm này chưa? Hãy cùng khám phá đối tượng nào đang trở thành xu hướng mới trong ngành Marketing hiện nay thông qua bài viết dưới đây nhé!

Sự khác biệt giữa KOC và KOL

Độ nhận diện

Trong thời đại số ngày nay, việc truy cập thông tin về các nhân vật trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với một cú click chuột. KOLs được biết đến với sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong các cộng đồng và thường tham gia vào các chiến dịch truyền thông để truyền tải thông điệp và cảm hứng. 

Ngược lại, KOC đơn giản là những người tiêu dùng trải nghiệm và đánh giá sản phẩm, dịch vụ. Rồi chia sẻ kinh nghiệm đó với người khác mà không qua bất kỳ chiến dịch truyền thông nào. Mặc dù không được nổi tiếng nhưng KOC thường có độ uy tín trong một lĩnh vực cụ thể, làm đẹp chẳng hạn. 

Điều này thể hiện rõ sự tập trung của KOL vào việc quảng bá thương hiệu Trong khi KOC tập trung vào việc bán hàng và đánh giá sản phẩm.

Quy mô khán giả, người hâm mộ

Trong chiến lược tiếp thị, KOLs thường được đánh giá dựa trên số lượng người theo dõi trên mạng xã hội của họ, là tiêu chí quan trọng để lựa chọn trước mỗi chiến dịch. Tuy nhiên, với KOC, lượng người theo dõi không phải là yếu tố quyết định quan trọng. Thay vào đó, sự khách quan và chân thực trong đánh giá sản phẩm, dịch vụ của họ là điểm cần được nhãn hàng đánh giá cao. 

Mặc dù số lượng người theo dõi của KOC có thể không lớn. Nhưng đối tượng này thường là những người có sở thích và nhu cầu tương tự với sản phẩm hoặc dịch vụ. Là tệp khách chất lượng mà các nhãn hàng đang tìm kiếm.

Khả năng chuyên môn

KOLs cần phải có kiến thức chuyên sâu và rộng lớn để dẫn dắt người dùng trải nghiệm và sử dụng sản phẩm một cách chuyên nghiệp. Ngược lại, KOC chỉ cần đứng từ góc độ của một người tiêu dùng và đưa ra những đánh giá chân thực về sản phẩm dựa trên trải nghiệm cá nhân.

Mục tiêu của nhãn hàng khi sử dụng KOC và KOL

Khi sử dụng KOL, mục tiêu chủ yếu của nhãn hàng thường là tăng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm, thường thông qua các chiến dịch lễ ra mắt và truyền thông.

Sử dụng KOC giúp tăng độ tin cậy của sản phẩm từ phía người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Đánh giá từ KOC thường được người tiêu dùng tin tưởng hơn vì chúng mang tính thực tế và ít phụ thuộc vào quảng cáo.

Đâu là đối tượng được các nhãn hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay?

KOC có sức ảnh hưởng trực tiếp từ người tiêu dùng

KOC không chỉ là những người tiêu dùng thông thái mà còn là những người trải nghiệm trực tiếp sản phẩm và dịch vụ. Sự trực tiếp này giúp họ hiểu rõ hơn về các tính năng, ưu nhược điểm của sản phẩm. Từ đó đưa ra những đánh giá chân thực và đáng tin cậy. 

Khác với các nguồn thông tin truyền thống, đánh giá từ KOC thường được xem xét một cách nghiêm túc hơn bởi người tiêu dùng khác, vì nó đến từ những người có kinh nghiệm thực tế.

KOC là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và nhãn hàng

KOC không chỉ đơn thuần là những đánh giá viên mà còn là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và nhãn hàng. Họ không chỉ đưa ra ý kiến của mình về sản phẩm mà còn truyền đạt những nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng đến nhãn hàng. 

Nhờ vào mối quan hệ này, nhãn hàng có thể nắm bắt thông tin phản hồi từ thị trường một cách nhanh chóng và linh hoạt. Từ đó điều chỉnh chiến lược tiếp thị và sản phẩm của mình một cách hiệu quả.

KOC củng cố niềm tin và nhận diện thương hiệu

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng KOC là khả năng tạo ra niềm tin và nhận diện thương hiệu. Sự ảnh hưởng của KOC không chỉ giới hạn ở giai đoạn sản phẩm mới ra mắt mà còn kéo dài trong thời gian dài. Góp phần vào việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và uy tín trong lòng người tiêu dùng.

Những đánh giá tích cực và chân thực từ KOC có thể tạo ra một làn sóng lan truyền tích cực về thương hiệu. Tạo ra sự quan tâm và sự tò mò từ phía người tiêu dùng.

KOC giúp đánh giá chân thực về sản phẩm và dịch vụ

Sự chân thực và minh bạch trong đánh giá sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quyết định đối với sự thành công của một chiến lược tiếp thị. Các nhãn hàng có thể áp dụng nguyên tắc 80/20 để tạo ra các đánh giá chân thực, để tăng sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng. 

Từ đó cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình một cách liên tục. Điều này không chỉ giúp tăng sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững cho doanh nghiệp.

Kết luận

Trong cuộc đua để chiếm lĩnh thị trường, sự chân thực của KOC và KOL đang trở nên ngày càng quan trọng. Với sự kết nối sâu sắc và những đánh giá chân thực, KOC đang dần trở thành người đồng hành đáng tin cậy và được ưa chuộng nhất trong chiến lược tiếp thị của các nhãn hàng. Hy vọng bài viết này có thể giúp các nhãn hàng đưa ra các quyết định phù hợp đối với chiến lược kinh doanh của mình.

Tham khảo thêm bài viết khác

How useful was this post? post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *